5 đặc điểm về vải thun lạnh mà bạn nên biết

Chắc hẳn bạn đã sử dụng rất nhiều những món đồ thời trang, vật dụng liên quan đến chất liệu vải thun lạnh. Nhưng liệu bạn có biết rõ về nó? Hãy cùng Xưởng may gia công Apis tìm hiểu 5 đặc điểm về vải thun lạnh mà bạn nên biết.

Vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh (cold spandex) là loại vải được dệt bằng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Nó được dệt kim theo cách tương tự như vải thun thông thường. Đây là cách đan đơn giản cũng như rất phổ biến nhất hiện nay. 

thun lạnh

Chất vải mềm mịn, đặc biệt khá bóng và mịn, tất nhiên là không bị nhăn khi sử dụng. Nếu bạn đã từng sử dụng hoặc cảm nhận chắc hẳn đã cảm nhận được cảm giác lành lạnh khi chạm vào loại vải này. 

Do cấu tạo chính của loại vải này được làm từ sợi polyester nên khi mặc vào sẽ tạo cảm giác mát mẻ nhưng không quá nóng. Chắc hẳn bạn cũng đã biết các loại vải làm từ  sợi tổng hợp thường độ thấm hút kém nên khi mồ hôi thoát ra ngoài thường được giữ trên cơ thể của chính người mặc, không được thấm vào vải.

Vải thun lạnh được phân loại thành 2 loại chính

Vải thun lạnh 4 chiều: Vải được làm từ 95% sợi PE và 5% sợi spandex. Để tạo ra loại vải này cần có những loại máy móc hiện đại như máy dệt kim tròn… 

Vải thun lạnh 2 chiều: Cấu tạo giống thun 4 chiều nhưng khác cách đan. Vải hai chiều chỉ có thể co giãn theo chiều ngang. Loại vật liệu này có giá thành khá thấp vì ưu điểm ít, đa phần  là nhược điểm.

Ưu/ Nhược điểm của vải thun lạnh

Ưu điểm

  • Vải trơn, mềm và mỏng
  • Khi sờ tạo cảm giác mát lạnh.
  • Khả năng có thể chống bám rất cao.
  • Dễ dàng trong quá trình giặt và vệ sinh.
  • Độ bền cao. Không bị ăn mòn.
  • Vi khuẩn khó gây hại
  • Giá thành lại rẻ hơn đa số các loại vải khác: kaki, kate…
  • Bảng màu sắc phong phú, đa dạng
  • Rất ít bị xù lông khi dùng lâu dài

Nhược điểm

  • Đôi khi sẽ gây cảm giác bí bách, nóng nực
  • Vải không chịu đựng được nên dễ bị hỏng trong môi trường có nhiệt độ cao.

Cách phân biệt vải thun lạnh

Chúng ta làm theo 5 cách chung sau đây để phân biệt loại vải thun lạnh với vải cotton:

Cách 1: Dùng cảm quan – dùng tay vuốt qua vải trước sẽ có cảm giác lạnh, hơi mềm và mượt, nhất là vải có độ rũ cao. Nếu nó mang lại cảm giác nhẹ tênh trên tay, thì đây là loại vải bạn đang tìm kiếm. 

Cách 2: Sử dụng ánh sáng mặt trời: Sử dụng ánh sáng mặt trời, bạn có thể kiểm tra xem vải có trong suốt và không lộ trên bề mặt hay không, có phải là thun lạnh hay không. 

Cách 3: Áp dụng phương pháp cơ học: Kéo vải bằng tay, nếu là vải 2 chiều vải sẽ rút ngang về vị trí ban đầu, kéo chiều vải sẽ trở về vị trí ban đầu… 

Cách 4: Thử độ hút của vải: Bạn có thể thử độ hút của vải với nước. Thun lạnh thấm hút khá chậm nên sẽ trở nên dễ kiểm soát. 

Cách 5: Dựa vào sắc độ màu sắc của vải: Để nhận biết ngay điều này, bạn chỉ cần kiểm tra độ đồng đều của màu sắc trên toàn bộ vải.

Cách bảo quản vải thun lạnh

Cần phải có cách bảo quản vải thun lạnh đúng cách để có thể tăng thời hạn sử dụng của vải. Đến lúc đó vải sẽ bền hơn và bạn sẽ sử dụng chúng được thời gian lâu dài hơn.

Dưới đây là những cách bạn nên lưu ý để có thể bảo vải thun lạnh đúng cách:

  • Không nên giặt máy vải thun lạnh quá lâu
  • Vải thun lạnh cần hạn chế để những nơi ẩm mốc
  • Không nên ngâm quần áo được làm từ loại vải này qua đêm với các chất nước tẩy, giặt
  • Không được ủi/là ở nhiệt độ cao. Điều này sẽ làm cho các sợi tổng hợp trong vải thun lạnh teo tại khiến cho quần áo bị co rút gây mất thẩm mỹ.
  • Nên hạn chế sấy khô các loại quần áo từ loại vải này.
  • Nên pha loãng hỗn hợp bột giặt và nước khi giặt.
  • Hạn chế ánh nắng nóng trực tiếp
  • Phơi loại vải thun lạnh ở nơi thoáng mát.

Trên đây là những điều bạn nên biết về loại vải thun lạnh. Xưởng may Apis mong rằng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến cho bạn.