Tất tần tật về vải Chiffon được ưa chuộng hiện nay: ưu, nhược điểm, ứng dụng

Trong lĩnh vực may mặc và cả khách hàng hiện nay đều khá ưa chuộng loại vải Chiffon. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những điều liên quan đến vải này. Ở bài viết này, Xưởng may gia công Apis sẽ cung cấp thông tin để các bạn tìm hiểu về loại vải mang chất “dịu dàng rất thơ” này nhé.

Tìm hiểu về chất vải Chiffon

Vải Chiffon chính với sự thanh lịch, sang trọng trong thế giới thời trang. Nó là một loại vải dệt trơn với kiểu dệt  bán lưới mang lại vẻ sang trọng và cảm giác hơi thô. 

Vải Chiffon ban đầu được làm hoàn toàn bằng lụa, nhưng đến năm 1938, vải nylon được phát minh ra, trở thành nguyên liệu chính của loại vải này. 

VẢI CHIFFON
Vải Chiffon hồng

Ngày nay, vải voan có thể được làm từ sợi tổng hợp như nylon hay polyester, và thường là vải polyester vì chúng nhẹ, bền và có khả năng chống lại các vết bẩn cứng đầu. 

Ngoài ra, Chiffon còn được sử dụng các loại sợi tự nhiên khác như cotton hay tơ tằm. Việc sử dụng các loại sợi này mang đến cho sản phẩm sự sang trọng và chất lượng cao cấp. 

Voan bắt nguồn từ chữ phát âm “Chiffe” có nghĩa là vải mềm. Tơ lụa Chiffon đã có mặt khắp châu Âu từ thế kỷ 18 và thường được giới quý tộc mặc để tượng trưng cho sự giàu có và địa vị cao trong xã hội. 

Quá trình phát triển

Vào thế kỷ 19, vải Chiffon được sử dụng trong trang trí đồ lót vô cùng phức tạp. Lúc bấy giờ Voan chủ yếu vẫn được làm từ lụa nên rất đắt đỏ và chủ yếu phục vụ cho tầng lớp quý tộc, những người giàu có, sang trọng và quyền lực. 

Khi nylon được giới thiệu vào năm 1938, các loại vải rẻ tiền được sản xuất với số lượng lớn, sự kiện này đã mở đường cho việc sản xuất Chiffon. Đặc biệt, sự ra đời của polyester vào năm 1958 đã khuyến khích sự phát triển rộng rãi của Voan do giá thành và độ bền tối ưu. 

Một trong những bậc thầy thực sự của vải Chiffon là James Galanos. Các loại trang phục do ông tạo ra đã nổi tiếng bởi sự sáng tạo cẩn thận từ những năm 1950.

Ưu điểm

Mềm mỏng và nhẹ nhàng

Mềm mỏng và đem lại cảm giác nhẹ nhàng chính là điều mà mọi người thường nghĩ đến khi nhắc về vải Chiffon. Chính nhờ vào các kết cấu đặc biệt trong quá trình sản xuất, siêu nhẹ và vô cùng phù hợp với làn da cho dù đấy là da nhạy cảm nhất. Vải Chiffon luôn mang lại sự thoải mái cho người mặc.

Bề mặt vải Chiffon xuyên thấu tạo nên sự quyến rủ đặc trưng của loại vải đặc biệt này. Điều này cũng tạo ra sự thoáng mát khi được dùng trong thời tiết khắc nghiệt, nắng gắt mà vẫn không khiến bí bách. Những sự liên kết đặc biệt khá lỏng tạo được độ phồng, bồng bềnh nhẹ nhàng. Vì mềm mỏng nên trọng lượng của loại vải voan này cũng vô cùng nhẹ so với đa số những loại vải khác.

Chiffon giúp bộ sưu tập thiết kế thêm đa dạng

Vải chiffon có nguồn gốc đa dạng, được kết cấu từ những loại sợi: sợi tổng hợp, sợi nhân tạo hoặc sợi thiên nhiên. Điều này khiến cho việc sản xuất dễ dàng do có nhiều nguồn nguyên liệu và đã tạo được sự linh hoạt khi thiết kế những sản phẩm từ Chiffon. Nhà thiết kế trang phục vô cùng ưa thích loại vải này vì họ không cần đắn đo quá nhiều về sự co giãn hay nhăn nhúm của vải. Những trang phục từ vải Chiffon vô cùng nhiều, nhất là những chiếc đầm, áo,… dành cho nữ.

Phù hợp với da nhạy cảm

Vải Chiffon mỏng nhẹ vô cùng phù hợp với những làn da nhạy cảm. Loại vải này dường như được sản xuất dành cho “làn da dễ bị kích ứng”. Chất vải vô cùng an toàn cho làn da của bạn.

Khăn tay vải Chiffon

Độ bền chắc cao

Chiffon được người dùng đánh giá cho điểm cao chính vì độ bền chắc của vải. Loại vải này có độ bền vượt trội so với lụa, ren… Ren sẽ dễ dàng bị rách nếu thời gian sử dụng lâu và hoạt động mạnh. Tuy nhiên Chiffon là giải pháp tuyệt vời cho những khách hàng yêu thích lối sống “ăn chắc mặc bền”.

Nhược điểm

Vải Chiffon khiến quá trình cắt may khó khăn

Những loại vải này gây khó khăn cho những người thợ trong quá trình may cắt. Họ cần phải vô cùng tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng vải voan. Đặc tính sản xuất khiến vải dễ bị trơn trượt và bị mất form trong khâu may vá.

Dễ bị phai màu

Vải voan khá dễ bị phai màu nếu không biết cách bảo quản. Hoặc nếu ở nơi có ánh sáng chiếu vào nhiều, vải cũng sẽ khó bền màu.

Cần cẩn thận trong việc vệ sinh

Khi giặt giũ, người dùng thường cảm thấy mệt mỏi khi dùng vải Chiffon. Bởi vì cần phải biết cách giặt để có thể bảo vệ Chiffon khỏi vấn đề bị xước bề mặt vải.

Ứng dụng của vải Chiffon

Vải Chiffon hiện nay được ưa chuộng một phần do tính ứng dụng cao của nó trong đời sống ở các trang phục, phụ kiện khác nhau:

  • Trang phục thường nhật
  • Trang phục cưới
  • Phụ kiện thời trang
  • Phụ kiện trang trí

Giá của vải Chiffon

Trên thị trường hiện nay có nhiều mức giá khác nhau cho vải Chiffon

Trên shopee cung cấp giá khá rẻ về các loại vải Chiffon có nguồn gốc từ trung quốc, Lazada giá chỉ từ 25.000đ đến 50.000đ/ mét

Còn vải chiffon cao cấp như Chiffon lụa giá giá từ 100.000đ/mét

Vải chiffon nhập khẩu từ Nhật có giá khá cao từ 140.000đ/mét

Trên đây là một số khám phá mà Xưởng may Apis tìm ra được về chất liệu vải chiffon, nếu bạn có thêm những thông tin kiến thức nào mới hãy bình luận dưới bài đăng này nhé!